4 điều gây thương nhớ của Lớp học Thảo cầm viên ngày 26.12.2020:

1. Thảo cầm viên mùa này quá đẹp:

Sài Gòn vốn chỉ có 2 mùa mưa và nắng, đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới, nên các bạn nhỏ ở Sài Gòn hơi thiệt thòi khi không được nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt của cây cối qua 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông như các vùng có khí hậu ôn đới. Thu Sài Gòn hiếm khi nhuộm 1 màu vàng ruộm, không ngợp trời “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau,…” như mùa thu Hà Nội. Nhưng nếu có lần nào mình chịu khó dừng lại và nhìn quanh giữa nơi phố thị bận rộn này, quan sát thật kỹ, sẽ vẫn thấy Sài Gòn có những góc vào thu. Một trong những góc vào thu rõ nhất của Sài Gòn chính là Thảo cầm viên.Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23.03.1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Một trong những nhiệm vụ quan trọng ban đầu của Thảo cầm viên là nuôi trồng phục vụ nghiên cứu, trưng bày và ươm các giống cây để trồng trên các đường phố Sài Gòn, cho nên trong Thảo cầm viên bây giờ có rất nhiều cây cổ, cây quý. Đây cũng là vườn sinh vật cổ nhất Việt Nam và là vườn sinh vật cổ thứ 8 trên thế giới.Đến với Thảo cầm viên mùa này, sẽ thấy rất nhiều cây đang vào mùa thay lá, lá vàng rụng trải dài khắp các con đường lớn nhỏ tạo thành những thảm lá dày vàng ruộm. Cộng với cái thời tiết se lạnh sớm mai, những ray nắng tinh khiết rọi qua các tán cây, có khác gì mùa thu ở các nước lạnh?

2. Các bé được học 101 điều thú vị về cây, học về cơ chế rụng lá ở cây:

Cây cối thực sự không đơn giản như những gì chúng thể hiện ra bên ngoài. Thế giới loài cây cũng chẳng hề bình yên và tĩnh lặng như những gì con người tưởng về nó. Các bé có biết làm thế nào để phân biệt được giữa thực vật và động vật không? Các bé có biết khoa học đã chứng minh được là cây cối cũng biết giao tiếp và trao đổi thông tin với đồng loại, cũng biết đau đớn, biết suy nghĩ, thậm chí có cách giáo dục con cái vô cùng nghiêm khắc. Và những gì các nhà khoa học đã biết về đời sống sôi động trên những tán cây cao thật là ít ỏi, có khi còn ít hơn những kiến thức chúng ta đã biết về bề mặt mặt trăng. Học về cây cối không hề nhàm chán mà thật sự vô cùng lý thú.

3. Các bé được học 101 điều thú vị về bánh mỳ Việt Nam:

Ngày nay bánh mỳ kẹp thịt đã trở thành 1 món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam, nhưng các bé có biết món ăn này vốn có nguồn gốc từ Pháp và được người Pháp đưa vào đất nước mình vào đầu thế kỷ 19. Trước đó người dân An Nam vốn chỉ ăn cơm chứ nào có ăn bánh mỳ. Theo thời gian, bánh mì Việt Nam được truyền thông quốc tế nhiều lần vinh danh là “món ăn đường phố ngon nhất thế giới”, “món sandwich ngon nhất thế giới”… Đến nay, bánh mì theo chân người Việt tới nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành một trong những biểu tượng của ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh những thông tin thú vị về món bánh mỳ, các bé sẽ được tự tay chuẩn bị cho mình 1 ổ bánh mỳ kẹp thịt với phần nhân theo đúng sở thích của mình. Thưởng thức bữa trưa dưới những tán lá vàng, cũng là 1 trải nghiệm khó quên.

4. Các bé được đi dạo quanh các con phố trung tâm Sài Gòn và cảm nhận không khí nhộn nhịp đầm ấm của những ngày cuối năm:

Giáng Sinh và Năm mới, những ngày lễ nhộn nhịp nhất của năm đang đến gần. Khắp các con phố lớn nhỏ đã rục rịch trang hoàng đón chào mùa lễ hội này. Hãy theo chân các thầy cô Cánh Diều đến thăm những công trình nổi bật nhất ở giữa trung tâm thành phố, cùng tìm hiểu về lịch sử, nét kiến trúc đặc trưng của các công trình này, cũng như cảm nhận không khí tết đang đến thật gần nhé các bé.

Lớp học Thảo cầm viên ngày 26.12 cũng là lớp học chốt lại chương trình Lớp học không tường của năm 2020. Tuy là 1 chương trình còn non trẻ, được đưa vào triển khai chưa bao lâu, vẫn còn nhiều sơ suất, tuy nhiên Cánh Diều rất vui khi chương trình được nhiều gia đình đón nhận, yêu quý. Các thầy cô rất mong được gặp các bé trong lớp học cuối năm này, mình hãy khép lại 1 năm cũ và đón chào năm mới theo những cách vui vẻ và bổ ích nhất nhé các bé.

Thân mến./.